3 mối đe dọa kinh tế lớn nhất của Mỹ: Lạm phát, mất an ninh năng lượng và bong bóng nợ khổng lồ

04 tháng 03 năm 2022
Michael Nguyen
Có vẻ như các "mối đe doạ kinh tế Mỹ" năm 2022 đều được tạo ra, tích tụ bởi các chính trị gia. Vấn đề là các mối đe doạ này hoàn toàn có thể kích nổ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính mới, đặc biệt kinh vị trí địa chính trị của Mỹ đang suy yếu trên toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hoa Kỳ một lần nữa trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2021, sản xuất ước tính 22,94 nghìn tỷ USD, tương đương 24,4% GDP toàn cầu. Con số đặc biệt ấn tượng đối với dân số của Hoa Kỳ chỉ hơn 333 triệu người, GDP bình quân đầu người khoảng 68.700 USD, thuộc hàng cao nhất thế giới. 

Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến quy mô, tốc độ tăng trưởng và trạng thái của nền kinh tế Hoa Kỳ khi so sánh quá trình chuyển đổi của nó từ năm 1960 đến nay; rõ ràng, Mỹ đang suy yếu. Năm 1960, sản xuất Hoa Kỳ đã tạo ra 543 tỷ USD GDP, tương đương với 40% của 1,367 nghìn tỷ USD nền kinh tế toàn cầu. Khi cộng thêm Canada và Mexico, tổng GDP của Bắc Mỹ đạt 597,42 tỷ USD hay 43,7% GDP của thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc vào năm 1960 chỉ tạo ra 59,72 tỷ USD hay 4,39% GDP toàn cầu.

Ngày nay, Bắc Mỹ chỉ chiếm 27,9% GDP toàn cầu trong khi Trung Quốc, hiện là quốc gia 1,445 tỷ dân, tạo ra GDP trị giá 16,86 nghìn tỷ USD (17,8%). Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và toàn bộ châu Á, tổng GDP châu Á năm 2021 là 33,7% chiếm tổng số 94 nghìn tỷ USD nền kinh tế toàn cầu. 

Mặc dù rất nhiều lý do khiến khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ giảm sút kể từ năm 1960: ví dụ như đổ một dòng tiền khổng lồ từ Phố Wall vào cho Trung Quốc, ví dụ như việc theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu và để Trung Quốc hoàn toàn 'thống trị' cuộc chơi, vi phạm mọi quy định toàn cầu hoá để trục lợi từ Mỹ, ví dụ như Mỹ tự làm nền sản xuất của mình suy yếu bằng cách chuyển sản xuất ra ngoài nước Mỹ, tăng thuế, phúc lợi, kinh tế xanh và cuồng nhiệt với chống biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc và 'thức tỉnh'...

Ở thì hiện tại, Mỹ đang phải đối diện với 3 vấn đề kinh tế lớn, thứ có thể tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính có quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2007-2008. 

Thứ nhất, lạm phát sẽ tiếp tục là vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Mỹ

Tháng 12 đã chứng kiến lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ ở mức 7% (so cùng kỳ) và Chỉ số Giá sản xuất tăng kỷ lục 9,7% trong năm. Khi năm 2022 bắt đầu, nhiều chuyên gia dự đoán lạm phát lương thực sẽ tăng 5% trong năm. Thực tế, lạm phát ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, tính toán tới việc tăng lãi suất lên trong 2 tuần tới (theo Wall Street Journal). 

Doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ cuối năm 2021 của Hoa Kỳ đã được thúc đẩy một phần bởi các biện pháp chính phủ chi tiền cho hộ gia đình và tín dụng thuế chăm sóc trẻ em sẽ không còn tồn tại vào năm 2022, do đó có thể dẫn đến sự sụt giảm lớn về doanh số bán lẻ trong quý 1 năm 2022. Nhưng tất cả những điều này không làm cho cho giá giảm với lý do cầu giảm. Nguyên nhân gốc rễ khiến lạm phát tăng ở Mỹ cũng như khắp toàn cầu là do giá nguyên nhiên vật liệu tăng chóng mặt trong năm 2021; tất cả không chỉ bởi Covid-19 mà còn bởi xung đột địa chính trị toàn cầu

Ngoài lạm phát lương thực, chúng tôi dự đoán mức lạm phát tiền lương cao trên tất cả các thị trường lao động vào năm 2022. Có sự thiếu hụt lao động rõ ràng ở Hoa Kỳ, bằng chứng là mức lương tăng vào năm 2021 cho các công việc từ tài xế xe tải đến nhân viên hàng không và 180.000 USD tiền thưởng cho nhiều nhân viên của Apple. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, có lẽ dấu hiệu cho thấy mức lương cao hơn sẽ đến vào năm 2022 khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống còn 3,9% với 6,3 triệu người Mỹ thất nghiệp, và có khoảng 11 triệu cơ hội việc làm. 

Trang Fee Organization cho rằng lạm phát bình quân năm 2022 của Mỹ vào khoảng 8% khi các chỉ số lạm phát như Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm, vàng và dầu đều tăng trong tháng Giêng. Các chuyên gia kinh tế đồng thuận rằng lạm phát do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức của chính phủ gây ra. Nhưng sâu xa hơn, chương trình nghị sự xanh rõ ràng cũng đang phá huỷ ngành dầu khí Mỹ, thúc đẩy giá dầu thô, giá quặng kim loại đầu vào cho sản xuất tăng vọt; điều này giống như lửa đổ thêm dầu và đám cháy lạm phát. 

Việc đảo ngược chính sách tiền tệ vì lạm phát có thể kích nổ các bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ, vốn giá chứng khoán đã cao nhất trong 100 năm qua.

Thứ hai, an ninh năng lượng suy yếu đang khuyến khích kẻ thù của Mỹ trỗi dậy

Giá dầu trên thị trường quốc tế (Brent Crude), hôm nay (4/3/2022), đã có thời điểm  vượt 115 USD/ một thùng vì các doanh nghiệp Tây phương ngưng mua dầu thô của Nga. Kế tiếp, các nhà máy lọc dầu ra xăng nhớt sẽ thiếu dầu!
 
Thiếu dầu không chỉ do chiến tranh ở Ukraine. Trong năm 2021, khi giá dầu leo thang tới 80 USD/thùng, tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã phải kêu gọi khối OPEC+ tăng sản lượng dầu. Nhưng mọi lời kêu gọi của Mỹ đều bị chìm nghỉm.
 
Mỹ khó khăn về dầu vì trong nước, chính phủ mới đã thẳng tay 'trừng phạt kinh tế' ngành khai thác dầu khí; vốn là huyết mạch của nền kinh tế Mỹ. Chính quyền ông Biden không chỉ đẩy thuế, phí với khai thác dầu lên cao, mà còn thẳng tay đóng cửa các nhà máy sản xuất dầu khí, các dàn khoan dầu khí trên vịnh Mexico, đóng đường ống dẫn dầu Keystone.
 
Đứng trước an ninh dầu khí bị xâm phạm nặng nề, ông Biden đã kêu gọi xả vài chục triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược (Strategic Petroleum Reserve). Hành vi này mang tính 'cực chẳng đã. Dung lượng của kho dự trữ dầu thô hiện nay của Mỹ vào khoảng hơn 620 triệu thùng. Trong khi đó, số tiêu thụ mỗi ngày của thị trường Mỹ, là hơn 20 triệu thùng! Tức là, kho dự trữ dầu chỉ đủ cho Mỹ dùng trong 31 ngày.
 

An ninh năng lượng Mỹ đang bị tấn công cả trong lòng nước Mỹ và kẻ thù bên ngoài của Mỹ là nước Nga. Giá dầu hoàn toàn có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần so với năm 2021 trong thời gian tới. Nếu Mỹ không vướng vào khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu thì tăng trưởng suy trầm là không tránh khỏi.

Thứ ba, Nợ tăng cao đe dọa sự thịnh vượng

Do nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã tăng lên trong 50 năm qua, lãi suất từ nợ quốc gia hiện nằm trong số 10 khoản mục hàng đầu trong ngân sách liên bang hàng năm của Hoa Kỳ.

Nợ quốc gia gần đây đã vượt quá 30 nghìn tỷ USD, tức là gần 90.000 USD cho mỗi đàn ông, phụ nữ và trẻ em Hoa Kỳ, và khoảng 239.000 USD cho mỗi người đóng thuế.

Ngày nay, nợ quốc gia của Hoa Kỳ là 127,55% GDP, khoảng 23,4 nghìn tỷ USD hiện nay, tăng từ 53,33% năm 1960 và thậm chí còn cao hơn khi so với 34,5% năm 1980. Ngoài ra, các con số nợ hiện tại không bao gồm hơn 3,25 nghìn tỷ USD của nhà nước và nợ của chính quyền địa phương.

Phần lớn nợ quốc gia Mỹ là do chính phủ chi tiêu quá mức cho những khoản không cần thiết. Nếu tình trạng chi tiêu ồ ạt tiếp tục kéo dài đến năm 2022 và hơn thế nữa, xếp hạng tín dụng của Mỹ sẽ giảm, đồng thời tăng thêm hàng nghìn tỷ USD vào thâm hụt ngân sách vốn đã không bền vững.

Bài viết có tham khảo một số số liệu cung cấp bởi Timothy G. Nash là Giám đốc Trung tâm McNair về Sự Tiến bộ của Doanh nghiệp Tự do và Khởi nghiệp tại Đại học Northwood, đăng trên trang www.fee.org 

Thuỷ Tiên - Trà Nguyễn

Xem thêm bình luận
Đăng nhập để gửi bình luận
comment-avatar


Xem thêm tin từ Michael Nguyen



Michael Nguyen

21-02-2022


Chủ đề