Cơm Chiên Dương Châu Nguồn Gốc Và Hướng Dẫn Cách Làm
26 tháng 02 năm 2022Julie Nguyen
- Ẩm thực 184
Đây là món ăn cực kỳ nổi tiếng và rất dễ làm. Hôm nay, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc của món ăn này. Kèm theo đó là cách làm cơm chiên dương châu đơn giản tại nhà, mà vẫn chuẩn nhất.
1. Nguồn gốc
Cơm chiên Dương Châu là một món ăn nổi tiếng có từ lâu đời của Trung Quốc. Người ta kể rằng Hoàng đế nhà Tùy đã truyền bá món cơm chiên trứng yêu thích của mình tới Dương Châu, khi ông vi hành qua đây. Một số người lại tin rằng cơm chiên Dương Châu bắt nguồn từ dân gian.
Theo nghiên cứu của các học giả, ngay từ thời Xuân Thu, những người chèo thuyền trên kênh đào Dương Châu đã bắt đầu ăn cơm chiên trứng. Vào thời đó, cuộc sống còn khổ cực, nếu cơm thừa của ngày hôm nay sẽ được dành cho bữa trưa hôm sau. Họ chiên cơm với trứng cùng hành lá xắt nhỏ, món này gọi là Cơm chiên trứng.
Vào thời Minh, các đầu bếp Dương Châu đã thêm một số gia vị khác để tạo thành món Cơm Chiên Dương Châu. Trong thời Gia Khánh của nhà Thanh, Y Bỉnh Thụ bắt đầu thêm thịt nạc, tôm… sau đó chiên với trứng cho một hương vị mới ngon hơn. Từ đó, món ăn này được truyền bá khắp nơi. Và trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc và cả thế giới.
Cơm chiên Dương Châu rất chú trọng vào màu sắc. Gạo được chọn lựa cẩn thận để nấu thành cơm, cơm phải có độ săn chắc, độ bóng đầy đủ. Thịt nạc, tôm phải tươi để khi chiên có màu đẹp mắt.
Chú ý: Ngoài miền Bắc thì dùng từ Cơm Rang Dương Châu.
2. Cách làm cơm chiên dương châu
Về cơ bản, cơm chiên dương châu có nhiều cách làm khác nhau. Quan trọng vẫn có các thành phần là: Cơm, Trứng, Tôm, Thịt, Hành khô. Dưới đây mình sẽ giới thiệu công thức chuẩn nhất cho các bạn.
⇒ Chuẩn bị
- Cơm trắng: 2 bát
- Trứng gà: 2 quả.
- Thịt lợn nướng: 140g hoặc Lạp Xưởng: 2 chiếc hoặc xúc xích, dăm bông…
- Tôm tươi: 150g
- Cà rốt: 1 củ.
- Đậu Hà Lan: 100g.
- Ngô: 1/2 bắp (có thể sử dụng ngô đóng hộp)
- Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, mắm….
- Một mẩu gừng, 2 củ hành khô
Nếu bạn không có đủ nguyên liệu dưới đây. Vậy hãy sáng tạo theo cách của bạn nhé.
⇒ Mách nhỏ
- Để thành phẩm được ngon, bạn cần nấu cơm chín và để nguội. Có thể tận dụng cơm nguội từ hôm trước.
- Gạo để nấu cơm phải là gạo hạt dài, khi nấu sẽ săn chắc. Không nên dùng gạo dẻo để chiên.
- Tôm tươi nên chọn tôm sú. Vì giống tôm này to và chắc thịt.
- Thịt lợn nướng nếu không có thì thay bằng lạp xưởng, xúc xích hoặc dăm bông đều được.
- Ngô sẽ giúp thành phẩm có độ bùi, ngọt, giòn.