Hội chứng Bão Cytokine: Khi hệ miễn dịch trở nên ‘quá đà’ gây nguy hiểm

21 tháng 02 năm 2022
Julie Nguyen
Ước tính rằng có 28% trường hợp tử vong do Covid-19 là do bão cytokine. Bão cytokine xảy ra khi cơ thể cố gắng chống lại tác nhân gây viêm, như virus, vi khuẩn,... dẫn đến hệ thống miễn dịch hoạt động không kiểm soát được. Phản ứng này gây hại cho các tế bào và mô và có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng và thậm chí gây tử vong.

Cytokine là gì?

Cytokine là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu của tế bào. Chúng được tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên và hoạt động như những tác nhân đưa tin hóa học để điều chỉnh khả năng của hệ miễn dịch.

Một số loại tế bào miễn dịch giải phóng cytokine như một hình thức liên lạc với các tế bào khác. Các cytokine được giải phóng để điều phối phản ứng miễn dịch thích hợp - ví dụ, cơ thể chúng ta có thể cần đưa thêm các tế bào miễn dịch vào vị trí bị lây nhiễm. Mặc dù chúng ta đã khám phá ra rất nhiều thông tin về hệ thống miễn dịch của mình, phản ứng với nhiễm trùng liên quan đến một chuỗi phức tạp của mạng lưới các cytokine chồng chéo lên nhau. Phản ứng phức tạp đến mức các nhà khoa học vẫn đang làm sáng tỏ nó.

Hải sản chứa nhiều Vitamin D, có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng Bão Cytokine xảy ra. (Ảnh: Pixabay)

Điều gì sẽ xảy ra khi virus tấn công cơ thể?

Khi virus lây nhiễm vào một tế bào, nó sẽ tạo ra nhiều bản sao của chính nó. Những bản sao đó sau đó được giải phóng để lây nhiễm sang nhiều tế bào hơn. Hệ miễn dịch của chúng ta sẽ được kích hoạt và cơ thể bắt đầu chiến đấu lại với virus.

Hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng như thế nào?

Các cytokine chống viêm cho phép di chuyển các tế bào miễn dịch đến khu vực bị ảnh hưởng. Các tế bào miễn dịch của chúng ta, chẳng hạn như tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK) nhận ra các tế bào bị nhiễm virus và tiêu diệt chúng. Trong một tình huống điển hình, các tế bào bị nhiễm virus giải phóng các interferon khiến các tế bào lân cận tăng khả năng phòng thủ chống virus của chúng. Một số tế bào bắt đầu quá trình tạo ra kháng thể và hệ thống miễn dịch bẩm sinh tiếp tục tấn công virus trong vài ngày đến vài tuần để tạo ra kháng thể.

Bão Cytokine là gì?

Bão Cytokine là một phản ứng miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với tác nhân xâm nhập như virus. Cơ thể lúc đó sẽ giải phóng ồ ạt cytokine tiền viêm, gây ra tổn thương mô và cơ quan, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt. Bão cytokine có thể gây tử vong khi cytokine tấn công các cơ quan quan trọng như tim, phổi. Tình trạng viêm bắt đầu như một phản ứng cục bộ đối với nhiễm trùng (chẳng hạn như ở phổi), nhưng một khi không kiểm soát được, nó có thể lây lan khắp cơ thể qua lưu thông máu.

Bão Cytokine ở bệnh nhân COVID-19 khiến bệnh diễn biến nhanh, và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị suy hô hấp nặng và tử vong. Bão Cytokine xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là với những bệnh nhân trẻ vì họ có hệ thống đáp ứng miễn dịch mạnh. Với họ, bão Cytokine có thể là nguyên nhân gây trở nặng. Bão Cytokine có thể khiến hệ miễn dịch phải hoạt động liên tục và kéo dài ngay cả khi không còn virus. Cơ thể sẽ trở nên kiệt sức vì giải phóng quá nhiều cytokine. Cytokine có thể tấn công vào mô phổi và gây tổn thương phổi, từ đó gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa Bão Cytokine

Tình trạng ăn uống kém và thừa cân tạo ra tình trạng viêm mãn tính cấp độ thấp khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn trước bão cytokine và khiến phản ứng miễn dịch của chúng ta hoạt động sai. Chỉ có một hệ thống miễn dịch phát triển lành mạnh mới có thể phản ứng nhanh chóng, thích hợp để ngăn chặn sự nhân lên và xâm nhập của virus và giải quyết tình trạng nhiễm trùng mà không phản ứng quá mức.

Nghiên cứu cho thấy Vitamin D có thể giúp bảo vệ chống chống viêm và ngăn ngừa Bão Cytokine xảy ra. Các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, hàu, tôm, trứng, nấm, sữa,... nên được xuất hiện thường xuyên trong thực đơn của bạn.

Quang Minh

Theo The Epoch Times

Xem thêm bình luận
Đăng nhập để gửi bình luận
comment-avatar


Xem thêm tin từ Julie Nguyen



Julie Nguyen

16-01-2022


Chủ đề