Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm
13 tháng 01 năm 2022N/A
ccb.com
- Kinh tế 321
Nhu cầu tăng cao và nguồn cung khan hiếm với các mặt hàng chủ chốt như ô tô đang thúc đẩy sự gia tăng, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách phải có hành động.
Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất trong năm nay.
Việc tăng chi phí vay nợ nhằm làm giảm nhu cầu của người dân bằng cách làm cho việc mua sắm một số mặt hàng như ô tô trở nên đắt đỏ hơn.
Mức tăng trong tháng 12/2021 đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ dao động trên 6% - vượt xa mục tiêu 2% của các nhà hoạch định chính sách. Lần cuối cùng tốc độ lạm phát vượt quá mức đó là năm 1982.
Chi phí nhà ở tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi phí mua sắm hàng hóa tăng 6,5% - so với mức trung bình hàng năm là 1,5% trong 10 năm qua.
Báo cáo hôm thứ Tư (12/01) từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy một số áp lực có thể đang giảm bớt.
Chi phí cho năng lượng giảm 0,4% từ tháng 11 đến tháng 12 - là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4. Nhưng xét cả năm, chi phí năng lượng đã tăng gần 30% và đã quay trở lại xu hướng tăng trong những ngày gần đây.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, nhận định về báo cáo lạm phát tháng 12: "Nhìn chung, điều này tồi tệ như chúng tôi đã dự đoán."
Phản ứng về báo cáo mới nhất, Tổng thống Joe Biden nói rằng điều đó "chứng tỏ rằng chúng ta đang đạt được tiến bộ trong việc làm chậm tốc độ tăng giá".
Ông nói thêm rằng có Hoa Kỳ "nhiều việc phải làm" và lưu ý rằng "lạm phát là một thách thức toàn cầu, xuất hiện ở hầu hết mọi quốc gia phát triển sau khi nó nổi lên từ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế của đại dịch".
Áp lực giá cả xảy ra ở Mỹ đã được nhìn thấy ở nhiều mức độ khác nhau trên khắp thế giới.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, đại diện cho hơn 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuần này cho biết lạm phát giữa các quốc gia thành viên đã đạt mức cao nhất trong 25 năm vào tháng 11.
Tăng thêm nữa
Ở Anh Quốc, lạm phát đạt mức cao nhất trong 10 năm vào tháng 11, trong khi trên toàn cầu, giá cả đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008, theo Ngân hàng Thế giới.
Trong khi nhiều quốc gia đang vật lộn với chi phí lương thực và năng lượng tăng cao hơn, thì Mỹ lại chứng kiến mức lạm phát tăng mạnh bất thường.
Đó là vì một phần do nhu cầu tăng mạnh từ các hộ gia đình, những người mà chi phí tiêu dùng của họ đã tăng lên từ các khoản cứu trợ nhằm đối phó với virus corona của chính phủ và đột ngột chuyển từ những thứ như du lịch sang mua sắm đồ đạc trong thời gian đại dịch.
Các nhà kinh tế ở Mỹ ban đầu hy vọng rằng áp lực sẽ giảm bớt khi đại dịch dần qua đi. Tuy nhiên, những xáo trộn tiếp diễn trong sản xuất và sự xuất hiện của các biến thể virus đã khiến giá cả tăng dai dẳng hơn dự kiến.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Powell ban đầu dự đoán rằng áp lực lạm phát sẽ chỉ là tạm thời
"Điều đó đang chứng minh nó khó khăn hơn chúng tôi đã hy vọng để chấm dứt đại dịch," người đứng đầu ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Jerome Powell, nói với Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Ba.
Sarah House, nhà kinh tế học tại Wells Fargo, cho biết không còn khả năng rằng lạm phát sẽ giảm dần khi đại dịch yếu đi, và chỉ ra rằng tình trạng thiếu nhân công và lương cũng đang tăng - mặc dù không nhanh bằng giá cả.
"Mặc dù tốc độ lạm phát hàng hóa và đà tăng chi phí khác thường này vẫn chắc chắn có bắt nguồn từ đại dịch, thị trường lao động ngày càng thắt chặt và áp lực tiền lương kéo theo sẽ khiến lạm phát khó có thể tự giảm trở lại," bà nói.
Vấn đề này đã gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Biden, làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng bất chấp những dấu hiệu khác của một nền kinh tế mạnh.
Ông Powell đã cam kết giữ lạm phát trong tầm kiểm soát bằng cách tăng lãi suất. Nhưng hôm thứ Ba, ông cảnh báo những động thái đó sẽ chỉ giải quyết được khó khăn nếu các vấn đề về chuỗi cung ứng được duy trì, lưu ý đến các rủi ro từ các lệnh phong tỏa mới ở Trung Quốc.
"Omicron, đặc biệt là nếu Trung Quốc tuân theo chính sách không Covid, thì Omicron thực sự có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng một lần nữa," ông nói.
Số liệu lạm phát chính thức từ Trung Quốc hôm thứ Năm (13/01) cho thấy giá cả tăng ít hơn dự kiến trong tháng 11, với giá sản xuất tăng 10,3% và giá tiêu dùng tăng 1,5%.
Nhưng sự gia tăng thấp đó không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy điều gì sẽ xảy ra ở những nơi khác, Gian Maria Milesi-Ferretti, thành viên cấp cao tại Brookings Institution, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết.
"Các chỉ số về những gì đang xảy ra [ở Trung Quốc] đối với thị trường lao động, đối với nhu cầu tiền lương và với sự tắc nghẽn nguồn cung đã đẩy một số giá cả lên… đó là những chỉ số quan trọng hơn," ông nói.
Xem thêm tin từ Ana Bui
Ana Bui
12-01-2022
Mình đến từ đất nước Thái Lan. Mình đến đây rất mong muốn được học những kỹ thuật mới về áp dụng cho nền nông nghiệp quê nhà.
Chủ đề